Breaking News
Loading...
Thứ Hai, 7 tháng 7, 2014

Bình Định là vùng đất gắn liền với nền văn minh Sa Huỳnh,là cố đô của  Chămpa vì vậy mà di sản để lại mang đậm dấu ấn của nền văn minh này như: Tháp Chàm, Tháp Bánh ít, Thành Đồ Bàn..Về nghệ thuật là cái nôi của nghệ thuật chèo, bài chòi...Gắn liền với tên tuổi của những nghệ sĩ: Đào Tấn...
Những điểm đến không nên bỏ qua khi đến Bình Định
  • Ghềnh Ráng - Tiên Sa : 
Những tảng đá núi nhấp nhô, ngổn ngang giữa ngàn lớp sóng vỗ; cỏ cây ướt đẫm sau những trận mưa bất chợt; mặt nước biển xanh màu ngọc bích bên dải cát mịn… Tất cả tạo nên một Ghềnh Ráng nguyên sơ, một bức tranh sơn thủy hữu tình kỳ vĩ và thơ mộng.
http://nguoidanxunau.blogspot.com/
Bãi trứng Quy Nhơn


Bãi tắm Hoàng Hậu với những khối sơn thạch nhiều hình dạng, kích thước khác nhau. Là bãi Ðá Trứng rộng chừng hơn 100m2 bày la liệt những hòn đá xanh hình tròn, mặt nhẵn như quả trứng đùa giỡn cùng sóng biển. Là đá Vọng Phu được sóng và gió biển tạc khắc như hình dáng người vợ ngóng chồng. Hay đá có hình sư tử dũng mãnh vẫn “trơ gan cùng tuế nguyệt” hàng trăm năm nay trước sóng gió biển Đông…

Từ bãi tắm Hoàng Hậu, đi tiếp 1.000m nữa, du khách sẽ đặt chân đến bãi Tiên Sa. Đây cũng là điểm cuối của hành trình khám phá Ghềnh Ráng với câu chuyện đậm màu sắc huyền thoại.
  • Eo gió:
Nằm trên bán đảo Mai Phương, Eo Gió nổi tiếng với bãi biển đá trứng kỳ thú, những vách đá dựng đứng, bãi biển rộng, cát vàng óng, sóng êm.
Bãi biển Eo Gió thuộc thôn Bấc (Thôn Lý Lương, Nhơn Lý, Quy Nhơn) là một eo biển xanh được những rặng núi đá cao với nhiều hình thù lại mắt uốn cong ôm trọn trong vòng tay tạo thành mọt eo biển hút gió tuyệt đẹp.
Phía đông bán đảo Phương Mai, thành phố biển Quy Nhơn án ngữ bởi dãy núi đá chạy dài ven biển chừng 15 km với một số đỉnh cao như núi Đen, Hòn Mai, Hòn Yến, hòn Chóp Vung, cao từ 200-300m. Nơi xa nhất của vòng cung đó là Eo Gió.
Nét độc đáo nhất ở Eo Gió là đá và nước. Sự bào mòn của nước và gió đã tạo nên 19 hang chim yến ở đây với những cái tên rất ngộ nghĩnh: hang Kỳ Co, hang Ba Nghé, hang sức Khỏe, hang Dơi… biến bán đảo Phương Mai thành vùng có chim yến đảo nhiều thứ 2 ở nước ta sau Nha Trang.
http://nguoidanxunau.blogspot.com/
Eo gió Quy Nhơn


  • Chùa linh phong:
Linh Phong Tự, nhân dân địa phương thường gọi là chùa Ông Núi. Chùa nằm ở lưng chừng núi Phương Phi, thuộc dãy núi Bà, huyện Phù Cát, Bình Định.

Chùa Linh Phong : được xây dựng năm 1702 trên lưng chùng một ngọn đồi nằm phía nam Núi Bà, thuộc xã Cát Tiến, huyện Phù Cát, cách Tp, Qui Nhơn khoảng 30km về phía Bắc.
http://nguoidanxunau.blogspot.com/
Chùa Linh Phong-Quy Nhơn


  • Thành Hoàng Đế:
Thành Hoàng Đế nằm trên địa phận xã Nhơn Hậu và phường Đập Đá, thị xã An Nhơn, là kinh đô của hai triều đại, hai tộc người, trong hai giai đoạn lịch sử cách nhau hơn 300 năm, là kinh đô xa nhất của người Việt về phương Nam. Thành Hoàng Đế là di sản kiến trúc quân sự có địa thế đặc biệt.
Thành Hoàng Đế là một tổng thể kiến trúc hình chữ nhật, gồm 3 vòng thành: thành ngoại, thành nội và Tử Cấm thành. 4 cạnh phân bố theo đúng 4 cửa Đông, Tây, Nam, Bắc. Chu vi thành ngoại 7.400m. Bên trong là Tử Cấm thành có tổng diện tích 21.600 m2 nằm ở trung tâm của thành Hoàng Đế.
http://nguoidanxunau.blogspot.com/
Thành Hoàng Đế Quy Nhơn


  • Tháp Bánh Ít:
 Từ thành phố Quy Nhơn đi QL1A, cách chỗ đường giao nhau khoảng 500m về phía đông thuộc địa phận thôn Đại Lộc, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước. Tương truyền có bà Thị Thiện làm bánh ít và bán ở chân núi nên Tháp mới có tên như thế. Tháp có niên đại vào khoảng cuối thể kỷ XI đầu thế kỷ XII. Trên đỉnh quả đồi giữa 2 nhánh của sông Côn là Tân An và cầu Gành, bên quốc lộ 1A, cách Qui Nhơn khoảng 20km. Tháp Bánh Ít được xây dựng vào cuối thế kỷ XI, đầu thế kỷ XII. Đây là một quần thể gồm 4 tháp, tháp chính cao 22 m, trông xa giống như chiếc bánh ít. Tháp có cửa chính quay về hướng Đông. Vòm cửa được tạo dáng mũi lao hai lớp thu nhỏ về phía trên với các hoa văn hình xoắn nối kết nhau. Tháp được xếp hạng di tích Kiến trúc nghệ thuật năm 1982.
http://nguoidanxunau.blogspot.com/
Tháp Bánh Ít


  •  Tháp đôi:
Tháp Đôi Quy Nhơn tọa lạc tại làng Hưng Thạnh xưa, bây giờ thuộc phường Đống Đa, cách trung tâm thành phố chừng 3 km về phía tây bắc. Gần tháp Đôi là cầu Đôi trên quốc lộ 19, bắc trên nhánh sông từ hồ đèo Son chảy ra đầm Thị Nại. Chẳng hiểu sao người xưa lại cứ "ghép đôi"
Quanh tường phía ngoài, các góc và trên nóc tháp có nhiều bức phù điêu chạm khắc các hình tượng thần, chim, thú thần theo tín ngưỡng của người Chăm rất sinh động. Tháp Đôi một lớn một nhỏ đứng gần kề nhau như cặp vợ chồng quấn quít. Tháp đã bị chiến tranh và thời gian tàn phá khá nặng nề.
http://nguoidanxunau.blogspot.com/
Tháp đôi Quy Nhơn



0 nhận xét:

Đăng nhận xét