Breaking News
Loading...
Thứ Tư, 23 tháng 7, 2014

Nhắc đến nghệ thuật dân gian đặc trưng của xứ "Nẫu" thì phải kể đến "Tuồng"...Nhưng ít ai biết rằng cái nôi "Tuồng" xuất phát từ đâu và có từ khi nào.."Tuồng" là niềm tự hào của người dân Bình Định, Nhưng  giới trẻ ngày nay ít ai quan tâm và ưa thích loại hình nghệ thuật này, dần dần làm cho "Tuồng" trở nên bị mai mục đi trong tâm trí người dân..Đâu đó, vẫn còn sót lại những con người đam mê với nghệ thuật này..Vậy giới trẻ cần làm gì để gìn giữ loại hình nghệ thuật quý báu mà cha ông để lại này?Cùng nhau tìm hiểu về nguồn gốc và sự phát triển của "Tuồng" để biết rằng ông cha ta mong muốn điều gì về thế hệ con cháu sau này? tại sao phải giữ gìn loại hình nghệ thuật mà cha ông để lại?...
http://nguoidanxunau.blogspot.com/
Sân khấu Tuồng
Tuồng là gì? Tuồng (hay còn gọi là "Hát Bội") là một loại hình nghệ thuật sân khấu mang tính cổ điển khá độc đáo của Việt Nam nói chung và Bình Định nói riêng. Ngôn ngữ của tuồng là văn chương bác học kết hợp nhuần nhuyễn văn chữ Hán với văn Nôm.
1.Sự hình thành và phát triển của nghệ thuật "Tuồng":
Lối hát tuồng du nhập vào Việt Nam vào thời điểm nào chưa được minh xác nhưng có truyền thuyết ghi rằng vào thời Tiền Lê năm 1005, một kép hát người Tàu tên là Liêu Thủ Tâm đến Hoa Lư và trình bày lối hát xướng thịnh hành bên nhà Tống và được vua Lê Long Đĩnh thâu dụng, bổ là phường trưởng để dạy cung nữ ca hát trong cung.
Sang thời nhà Trần, Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn bắt được một tên quân nhà Nguyên tên là Lý Nguyên Cát vốn là kép hát. Vương tha tội chết cho Cát và sai dạy lối hát đó cho binh sĩ. Cát cho diễn vở Vương mẫu hiến đào để vua ngự lãm cùng các triều thần xem. Ai cũng cho là hay...
Tuy nhiên người đầu tiên đặt nền móng cho nghệ thuật tuồng Việt Nam là Đào Duy Từ (1572-1634). Ở Miền Trung Việt Nam trở ra gọi Tuồng do chữ "Liên Trường" là kéo dài liên tiếp thành một vở tuồng tích có khởi đầu truyện, có hồi kết cuộc, phân biệt với các ca diễn từng bài ngắn, từng trích đoạn. Từ "liên trường" do ngôn ngữ địa phương mà thành "luông tuồng", "luôn tuồng"...
Sang thế kỷ 20 với sự ra đời của "Cải lương" và kịch nói thu hút nhiều khán giả, nghệ thuật tuồng suy yếu nhiều tuy có cố gắng phục hưng với loại tuồng xuân nữ, tức là tuồng diễn theo đề tài xã hội tân thời và hát theo điệu "xuân nữ". Loại tuồng này pha phong cách cải lương, đánh võ Tàu... Dù vậy giới hâm mộ tuồng càng ngày càng ít...
Như vậy, cho đến nay cũng không ai biết ông tổ đích thực của ngành tuồng chắc chắn là ai, mà chỉ biết ông Đào Duy Từ là người đầu tiên dạy hát múa cho người dân Bình Định nên được coi là Tiên Tổ và ông Hậu Tổ của ngành hát bội là cụ Đào Tấn..(Xem thêm về Cụ Đào Tấn)..
http://nguoidanxunau.blogspot.com/
Đào Tấn
2.Đặc điểm của nghệ thuật "Tuồng":
Diễn xuất: Lối đi đứng trong nghệt thuật Tuồng đặc biệt ở chổ di chuyển cũng dể dàng nhận ra được tính cách của nhân vật..Ai là "Trung" ai là "Nịnh" chỉ cần nhìn vào là thấy rõ, cả dáng dấp khi lên ngựa cũng vậy..
Lối di đứng chia ra làm 4 động tác: bê, xiên, lĩa và lăn..
Đặc biệt hơn khi những nhân vật xuất hiện từ mặt cửa trái sân khấu (gọi là sinh môn) thì sẽ được sống tới cuối tuồng, dẫu có bị kẻ gian hãm hại cũng không chết. Còn lại những nhân vật xuất hiện ở cửa phải sân khấu (cửa tử) thì sẽ bị chết khi tuồng hết, dù cho có là Hoàng đế..
Điệu hát: Lối hát dõng dạc, to và rõ,...Đặc biết trong cách hát này là "nói lối", tức là xen kẽ giữa hát và nói, những câu nói sẽ đảm nhiệm chức năng như lời dẫn cho những câu hát tiếp theo..Nói lối có 2 giọng  chính là "Xuân" và "Ai",.."Xuân" thì vui tươi, phấn khởi, còn "Ai" thì buồn rầu và bi thảm..Hát thì có những điệu: "Thanh", "Nam", "Oán", "Ngăm" và "Thán"..
Cách hóa trang: Cách ăn mặc của nhân vật trong hát Tuồng cũng thể hiện rõ tính cách của nhân vật từ những bộ phận như: tóc, áo, râu, mặt mũi..nhiêu đó cũng đủ biết ai sang ai hèn, ai là trung thần và ai là nịnh thần. Màu đỏ được dùng hóa trang trên mặt để biểu hiện vai trung thần; màu xám là nịnh thần; màu đen là kẻ chân thật; màu lục là hồn ma.
Về y trang thì võ tướng khi ra trận mặc võ giáp có cắm cờ lịnh sau lưng. Vua mặc áo thêu rồng; hậu phi mặc áo thêu phượng. Đào mặc áo lụa trắng đóng vai tiểu thơ đài các còn lụa đỏ dành cho cô dâu, v.v...
 http://nguoidanxunau.blogspot.com
Hóa trang nhân vật

Âm thanh: bao gồm những nhạc cụ như: trống chiến, đồng la, kèn, đờn cò và có khi ống sáo.. Nhạc cụ được đặt bên cửa Sinh ( Bên phải sân khấu).
Kịch bản và đạo diễn:
Vở tuồng tức bài tuồng là một thể văn riêng trong văn học Việt Nam. Lối trình bày tuồng dùng nhiều thể văn học như Đường thi, phú, song thất lục bát và lục bát ghép với lễ nhạc và một số điệu múa. Lời văn thì nhiều khi có vần và có đối.Khi một vai lên sân khấu thì mở bằng một câu xướng, còn gọi là câu bạch để tự giới thiệu mình. Câu này dùng thể thơ bảy chữ.Khi kể chuyện thì gọi là câu nói từ bốn đến bảy chữ, có đối, gieo vần cước vận (chữ cuối cùng mỗi câu). Câu kết thì gieo vần trắc.
Khi muốn dứt ý thì hát câu vãn, dùng thể lục bát còn muốn nhấn mạnh ý cho quyết liệt thì hát câu loạn, dùng thể phú hay lục bát.
Khi buồn thì hát câu than, cũng dùng lục bát trong khi vui thì hát câu khách, thường là chữ Nho dùng thể phú.
Tuồng tích trong vở diễn của hát bộ thường là các cổ tích, kịch bản phóng tác từ kinh điển truyện cổ.Tuồng tích đã sẵn trong sách nên người xem phần lớn đều biết rành kịch tình và đến rạp chỉ xem kịch tính của các nghệ sĩ và đạo diễn mà thôi. Loại này cũng được xem là tuồng pho.
Ngoài ra thì có tuồng hài với cốt truyện tự do hơn, không nhất thiết đề cao đạo lý tam cương ngũ thường như tuồng pho.Thầy tuồng, tức đạo diễn, hay còn gọi là nhưng tuồng là người chọn vở tuồng cùng cách diễn cho kép đóng đúng vai. Thơ tuồng là người thuộc lời để nhắc tuồng khi các diễn viên lên sân khấu. Kép chính thì tên trong nghề gọi là biện tuồng.
     Nhiêu đó thôi cũng đủ thấy sự sáng tạo cả cha ông  đã để lại cho nghệ thuật dân tộc một loại hình văn hóa dân gian độc đáo như thế nào? vậy thì tại sao con cháu chúng ta lại làm mai mục những thứ quý giá mà cha ông để lại....Hãy cùng nhau gìn giữ và phát triển những thứ quý giá này!



1 nhận xét: