Breaking News
Loading...
Thứ Hai, 7 tháng 7, 2014

Bình Định là tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Nam giáp tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai, phía Đông giáp biển Đông. Bình Định được coi như cửa ngõ của các tỉnh Tây Nguyên. Tỉnh có 11 đơn vị hành chính gồm 10 huyện và 1 thành phố. Quy Nhơn là thành phố loại II, trung tâm kinh tế - chính trị - văn hoá của tỉnh.
http://nguoidanxunau.blogspot.com/
Tượng đài hoàng đế Quang Trung


  1. Tài nguyên thiên nhiên
Bình Định có địa hình chủ yếu là đồi, núi và vùng đồng bằng nhỏ hẹp. Ven bờ biển tỉnh Bình Định gồm có 33 đảo lớn nhỏ được chia thành 10 cụm đảo hoặc đảo đơn lẻ.
Khí hậu Bình Định có tính chất nhiệt đới ẩm, gió mùa. Do sự phức tạp của địa hình nên gió mùa khi vào đất liền đã thay đổi hướng và cường độ khá nhiều. Hàng năm trong đoạn bờ biển từ Quảng Nam - Đà Nẵng đến Khánh Hòa trung bình có 1,04 cơn bão đổ bộ vào. Tần suất xuất hiện bão lớn nhất tháng 9 - 12.
     2.   Dân số, dân cư:

Dân số tỉnh Bình Định vào khoảng 1.489.700 người (theo số liệu thống kê năm 2010), trong đó nam là 726.600 người, chiếm tỉ lệ 48,7%; nữ là 763.100 người, chiếm tỉ lệ 51,3%. Mật độ dân số trung bình của Bình Định là 246,2 người/km2. Trong các cư dân đang sinh sống trên địa bàn tỉnh thì ngoài dân tộc Kinh chiếm đa số, còn có các dân tộc khác nhưng chỉ với tỷ lệ nhỏ, chủ yếu là người Chăm, Ba Na và Hrê.
http://nguoidanxunau.blogspot.com/
Cầu Nhơn Hội về đêm

    3.   Ý nghĩa 2 tiếng "Bình Định"

  • Đã bao giờ các bạn tự hỏi rằng 2 chữ "Bình Định" có từ lúc nào và tại sao không?. Chắc hẳn rằng đối với nhiều người trong số chúng ta 2 tiếng đó chẳng qua là một tên gọi địa danh bình thường... Thế nên, ít ai biết được rằng 2 chữ Bình Định đó còn mang một ý nghĩa lịch sử to lớn..
  • Nói về Bình Ðịnh,Từ thế kỉ XVI, Nó mang tên Ðồ Bàn và  là địa phận của vương quốc Chàm. Đã từng là một nền văn minh rực rỡ. Thế nhưng, theo quy luật suy thoái của triều đại đã làm yếu đi sức mạnh quốc gia. Đến đời nhà Lê, đã chiếm được Kinh đô Đồ Bàn. Sáp nhập vào lãnh thổ Việt và đặt tên là Phủ Hoài Nhơn. Đến thời Nguyễn Hoàng, kể từ khi vào trấn thủ Đồ Bàn thì vùng đất này mới bắt đầu thay đổi bộ mặt. Thời gian này những tù nhân bị đày từ ngoài Bắc đã theo chân chúa Nguyễn lập nghiệp mở mang cải tạo vùng đất này..Đến lúc này, cái tên Phủ Hoài Nhơn được đổi tên thành Quy Nhơn
  • Vào lúc nhà Tây Sơn sắp thống nhất đất nước thì vua Quang Trung lại không còn, Con trai thì bất tài, nhu nhược đất nước rơi vào cảnh suy thoái trầm trọng. Vì vậy mà vài năm sau Nguyễn Ánh đã chiếm được thành Qui nhơn. Nguyễn Ánh đem quân vào thành, phủ dụ dân chúng rồi đổi tên Qui nhơn ra "Bình Định". Sự đổi tên này mang một ý nghĩa rất lớn. Nghĩa là trong 20 năm qua thành này bị quân loạn tặc Tây Sơn chiếm giữ và nay Chúa Nguyễn đã "Bình Định" được.
  • Người dân ở vùng này do đó mà cũng bị coi như là một thứ ngụy dân vì sống trên quê hương của Tây Sơn hoặc đã đi theo Tây Sơn. Ðối với triều Nguyễn, đất Tây Sơn là nơi phát sinh ra những tên loạn tặc và là kẻ thù không đội trời chung của dòng họ chúa Nguyễn, cho nên khi diệt được nhà Tây Sơn, vua Gia long đã dùng hai tiếng Bình Ðịnh để gọi vùng đất Qui nhơn, và "Bình Đinh" hàm ý vùng đất này là vùng đất phản loạn mà nay triều đình đã dẹp yên được. Với bản án ngụy dân, người dân xứ này dù muốn dù không cũng thấy mình bị phân biệt, do đó mà lúc nào cũng phải lo lắng, sợ sệt và chỉ còn ao ước được sống yên thân bình thường như mọi người dân khác. Có lẽ vì thế mà ngôn từ Bình định có chữ "thàng" và ca dao Bình định cũng có câu "Bình Ðịnh hay lo". "Thàng" có thể là âm đọc trại của chữ "thường". Suốt một trăm năm mươi năm dưới triều nhà Nguyễn, người dân Bình Ðịnh phải chịu sự chế tài này của nhà Nguyễn nên lúc nào cũng lo và lúc nào cũng có một chút mặc cảm. 
  • Đến khi triều nhà Nguyễn suy thoái để theo Pháp..thì vùng đất này lại là nơi sản sinh ra những người anh hùng dám đứng lên chống lại giặt ngoại xâm..Trong số đó, cuộc khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng và Tăng Bạt Hổ là đáng nhắc đến. Dù cuộc kháng chiến không thành công và Mai Xuân Thưởng bị tử hình, nhưng điều đáng nói là Mai Xuân Thưởng không chết vì bị Pháp giết mà bằng mưu mô tàn nhẫn của một ông quan nhà Nguyễn muốn vinh thân phì gia và bản án phản tặc của Triều đình Huế. 
  • Khi Giặt Pháp dập tắt được phong trào Cần Vương của Mai Xuân Thưởng đã lấy mảnh đất này làm căn cứ quân sự thì cái tên "Quy Nhơn" lại một lần nữa được đem ra đặt tên cho vùng đất này. Thời khởi nghĩa 1945 Tỉnh Bình Định có lần đã được đổi thành tỉnh Tăng Bạt Hổ, tên một lãnh tụ Cần Vương chống Pháp của tỉnh nhà nhưng tên này chưa được ghi vào sử đã trở về với cái tên Bình Định. Sau chiến tranh tỉnh Bình Định đã được sát nhập với tỉnh Quảng ngãi để thành tỉnh Nghĩa Bình. Cái tên Bình Ðịnh tưởng chừng phen này đi vào dĩ vãng nhưng sự kết hợp này cũng không được dài lâu để cuối cùng lại tách đôi trở lại: Bình Ðịnh trở về với Bình Định.
  • Chính vì thế mà khi nghĩ về hai tiếng "Bình Định", tôi không phải chỉ là cho đó như là một từ chỉ địa danh, một sự nhắc nhở về một vùng đất...
Bài đăng Mới hơn
Previous
This is the last post.

3 nhận xét:

  1. Người dân Bình Định ai cũng nên biết ý nghĩa của 2 từ thiêng liêng này!

    Trả lờiXóa
  2. Tôi là dân TÂY SƠN BÌNH ĐỊNH đây tôi rất yêu quý quê hương mình thật tự Hào

    Trả lờiXóa
  3. Tớ ở An Nhơn, Bình Định đây

    Trả lờiXóa